Theo một nghiên cứu được công bố tại hội nghị được tổ chức hàng năm về vấn đề Khoa học thần kinh và nhận thức xã hội, thì những giờ học nhạc của trẻ em có thể làm tăng những liên kết giữa hai bán cầu não.
Năm 1995, một nghiên cứu của tiến sĩ tâm thần học và khoa học thần kinh Gottfried Schlaug chỉ ra rằng các nhạc sĩ chuyên nghiệp bắt đầu chơi nhạc trước 7 tuổi có thể chai (corpus callosum) dày khác thường, bó những sợi trục thần kinh được sử dụng như một đại lộ thông tin giữa hai bán cầu đại não trái và phải. Schlaug và những đồng nghiệp đã phát hiện ra những bằng chứng về đào tạo âm nhạc có thể hỗ trợ những kết nối thần kinh. Có lẽ hệ thống dây thần kinh của họ được tăng cường bằng những hoạt động hết mình cho âm nhạc thay vì cách khác. Nhưng những người theo chủ nghĩa hoài nghi thì không hoàn toàn tin vào hiện tượng này.
Để khẳng định kết quả nghiên cứu của mình, Schlaug và đồng nghiệp đã tiến hành khảo nghiệm với 31 trẻ em và tất cả đều chơi một loại nhạc cụ như piano hay violon, những nhạc cụ đòi hỏi cần cần phải sử dụng cả hai tay. Họ tập hợp những ảnh cộng hưởng từ được chụp chi tiết về não của những đứa trẻ được nghiên cứu từ khi 6 tuổi và kiểm tra lại lần nữa khi chúng 9 tuổi. Kết quả thu được từ nhóm đối tượng nghiên cứu này là sáu trẻ em thực hành luyện tập âm nhạc ít nhất 2.5 giờ một tuần có thể chai được nối các vùng chuyển động và lập kế hoạch trên hai bán cầu đại não phát triển khoảng 25% so với kích thước toàn bộ não. Những trẻ em tính trung bình chỉ chơi nhạc một hoặc hai giờ hàng tuần hoặc những người không có năng khiếu âm nhạc không cho thấy não có sự phát triển như các đối tượng trên.
Với tất cả các đối tượng, nhóm nghiên cứu tìm thấy kích thước tăng của thể chai được dự đoán dựa trên thử nghiệm không sử dụng âm nhạc mà bằng cách yêu cầu chúng gõ nhịp những tiết tấu trên bàn phím máy tính. Schlaug cho biết rằng những kết quả tìm kiếm cần phải giải quyết những tranh luận trước đó bằng việc chỉ ra kết quả của học nhạc có thể tăng cường những liên kết thần kinh có liên quan đến việc lập kế hoạch và kết hợp những sự chuyển động giữa hai bàn tay. Nhóm nghiên cứu của Schlaug đang tiếp tục theo dõi những đứa trẻ đã được nghiên cứu trước đó để khẳng định liệu có phải việc học nhạc của chúng còn có những lợi ích khác, như tăng khả năng nhớ và nâng cao kỹ năng suy luận.
Steven Swinnen, nhà thần kinh học nghiên cứu về kiểm soát cử động ở người đã nói “Tôi thực sự ngạc nhiên về điều này, tất cả chúng ta đều nghĩ rằng những kết quả có được là nhờ học nhạc dẫn đến thay đổi cấu trúc và chức năng của bộ não, nhưng có lẽ đây là sự cường điệu hoá đã vượt quá các bằng chứng thu được. Dẫu sao tôi cũng mong kết quả nghiên cứu có kết quả giống nhau qua nhiều đối tượng nghiên cứu. Theo tôi, học tập là một trong những yếu tố thiết lập vững chắc chắn mà quá trình rèn luyện bất kỳ môn học nào cũng có thể là nguyên nhân làm thay đổi những bó trục thần kinh toả ra xa các vùng của não được kết nối với nhau. Liệu việc học tập sau này trong cuộc sống có thể thay đổi não theo một kiểu tương tự là một đề tài đầy hứa hẹn cho những nghiên cứu trong tương lai.”
T.H.A (HNS)
Nhận xét
Đăng nhận xét