Festival quốc tế Âm nhạc Mới “Âu - Á” lần thứ XV được tổ chức tại thành phố Kazan, nước Cộng hòa Tatarstan, từ ngày 9 đến 11 tháng 9 năm 2022. Festival do Liên đoàn các nhà soạn nhạc Liên bang Nga, Bộ Văn hóa và Hiệp hội các nhà soạn nhạc Cộng hòa Tatarstan tổ chức.
PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam, tham dự Festival với tác phẩm “Tiếng vọng” được phối lại theo một sáng tác duy nhất cho dàn nhạc Giao hưởng nhỏ, được biểu diễn bởi dàn nhạc của Trung tâm Âm nhạc Đương đại Sofia Gubaidulina dưới sự chỉ huy của Anna Gulishambarova – Nghệ sĩ Công huân của Tatarstan tại buổi hòa nhạc Khai mạc Liên hoan 9/9. Dàn nhạc này đã tham sự Festiaval quốc tế Âm nhạc mới Việt Nam năm 2018; và TS, nhạc sĩ Lê Tự Minh với ca khúc “Hồi sinh” cho giọng hát và dàn nhạc giao hưởng, bản tiếng Nga do nữ ca sĩ Tachiana Ganovkina (Nga) biểu diễn vào chương trình Đại nhạc hội mở màn vào ngày 9/9/2022.
Vào ngày 10 tháng 9 có 3 buổi hòa nhạc thính phòng; ngày 11 tháng 9, Festival sẽ khép lại với một buổi hòa nhạc Gala, những nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp và tác phẩm sáng giá nhất sẽ vang lên ở đó.
* Bản Nocturne “Tiếng vọng” (Echo) cho Dàn nhạc Giao hưởng
Nocturne là một thể loại âm nhạc êm về đêm. Tác phẩm được xây dựng như một bản thơ giao hưởng, gồm 4 phần.
Sau những giai điệu mở đầu ở bè trầm (Violoncell – Contrabass) đưa ta về với những ký ức của quá khứ.
Phần I: Trăng của tình yêu, bắt đầu từ một giai điệu đẹp do Violoncello Solo, trữ tình mang âm hưởng dân gian Nam Bộ đã được phát triển đẩy lên cao trào dào dạt, trong sáng.
Phần II: Tiếng vọng chiến trường xưa, âm nhạc tương phản với tốc độ nhanh và kịch tính, căng thẳng của một thời đạn bom.
Phần III: Những linh hồn bất tử, chủ đề được xây dựng trên chuỗi âm Dodecaphon (12 âm không lặp lại) và bằng thủ pháp phức điệu (Polyphony) cùng với việc lặp lại chủ đề trì tục (Ostinato) khắc họa nên hình tượng bất tử của những người con đã anh dũng hy sinh cho Tổ quốc.
Phần IV: Tái hiện, với chủ đề tình yêu và Coda huy hoàng.
Tác phẩm được sáng tác năm 1995 và lần đầu tiên được Dàn nhạc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam công diễn. Soạn cho dàn nhạc giao hưởng nhỏ năm 2022.
Năm 1983, Lê Tự Minh tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội) sau đó về làm giáo viên Trường Pháo binh Phòng không (nay là Học viện Không quân).
Năm 1987, ông được Nhà nước cử đi học tại Học viện Quân sự Lê-nin (nay là Đại học Quân sự Mátxcơva). Năm 1995 ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Học viện Liên bang Nga.
Năm 1993, Lê Tự Minh khởi nghiệp. Là một trí thức và một doanh nhân, ông đã có nhiều đóng góp cho nền kinh tế, giáo dục và âm nhạc của Việt Nam.
Được tặng Kỷ niệm chương Đại học Quốc gia Hà Nội: Vì sự nghiệp Đại học Quốc gia Hà Nội; nhận kỷ niệm chương 60 năm Âm nhạc Việt Nam và nhiều giải thưởng âm nhạc lớn.
Ngoài ra, Lê Tự Minh còn được tặng thưởng Huân chương hữu nghị Nga - Việt, Huy chương hữu nghị Vương quốc Campuchia ...
Lê Tự Minh đam mê kiến trúc, thơ ca, đặc biệt là âm nhạc Nga. Lê Tự Minh đã dịch nhiều ca khúc nước ngoài sang tiếng Việt và là người dịch nhiều ca khúc tiếng Nga sang tiếng Việt nhất.
Năm 2018, Hội Hữu nghị Nga - Việt và Hội Hữu nghị Việt - Nga tổ chức chương trình “Nước Nga trong trái tim tôi” với các ca khúc tiếng Nga do Lê Tự Minh dịch sang tiếng Việt.
Nhiều bài thơ của Lê Tự Minh đã được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc như: Đỗ Hồng Quân, Đức Trịnh, Tuấn Phương, Quang Vinh, Xuân Phương ... và đã trở thành ca khúc nổi tiếng ở Việt Nam.
Là một nhà kinh doanh, Lê Tự Minh đã xây dựng nhiều trường học và làm rất nhiều điều để phục vụ nhân dân.
Lê Tự Minh đã thành lập Học bổng Tài năng Xuất sắc IMG Việt Nam và Giải thưởng IMG dành cho Giáo dục, chủ yếu tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tại thành phố Huế - quê hương của ông, Lê Tự Minh đã đầu tư hàng triệu USD để xây dựng một cô nhi viện đạt tiêu chuẩn quốc tế để nuôi những đứa trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ, nuôi dạy chúng đến tuổi trưởng thành.
Ông coi âm nhạc là công việc ý nghĩa chính của cuộc đời mình.
* Tác phẩm “Hồi sinh” (Revival) cho giọng hát và dàn nhạc giao hưởng một quản.
Cảm xúc sau đại dịch Covid-19, sau những mất mát về người và của. Thế giới đã trải qua một thảm kịch chưa từng có, nhưng sau những tháng ngày đen tối đó, niềm tin đã hồi sinh, cuộc sống sẽ hồi sinh. Đó là sức sống bất diệt của con người.
*
Festival quốc tế Âm nhạc mới "Âu-Á" là một diễn đàn âm nhạc lớn từ lâu đã được công nhận rộng rãi ở Nga và quốc tế. Đây là Festival quốc tế đầu tiên xuất hiện ở nước Nga thời hậu Xô Viết.
Những người thành lập Festival là Bộ Văn hóa của Cộng hòa Tatarstan và Liên minh các nhà soạn nhạc Tatarstan. Giám đốc nghệ thuật - Chủ tịch Liên hiệp các nhà soạn nhạc Nga, Chủ tịch Liên hiệp các nhà soạn nhạc Cộng hòa Tatarstan, Nghệ sĩ Nhân dân Nga và Tatarstan, nhà soạn nhạc Rashid Kalimullin. Sự khởi đầu của Festival là tại Festival Âm nhạc quốc tế Nhật Bản và Tatar (1992). Festival đã trình diễn nhiều thể loại (đương đại, jazz, nhạc dân tộc và các thể loại khác) với sự tham gia của các tác giả và nghệ sĩ biểu diễn đến từ Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ. Nó đã được tổ chức từ năm 1993 tại Kazan, Moscow và các thành phố khác nhau của Tatarstan.
Ý tưởng tổ chức một lễ hội âm nhạc đương đại ở Kazan thuộc về Rashid Kalimullin. Vào đầu những năm 1990, khi đang là một nhà soạn nhạc trẻ đầy triển vọng, sau khi chiến thắng một cuộc thi quốc tế ở Đức và tham gia nhiều buổi hòa nhạc và Festival, Rashid Kalimullin đã đề xướng việc tổ chức một sự kiện tương tự ở Kazan.
Trong gần 30 năm lịch sử của Festival ở Kazan và các thành phố khác của nước cộng hòa Tatarstan, đã hàng trăm buổi hòa nhạc, hàng chục lớp học Master và các hội thảo về sáng tác đã được tổ chức. Trong thời gian này, Festival đã đón tiếp các nhạc sĩ khách mời từ hơn 50 quốc gia trên thế giới. Năm 1998, Festival duy nhất trong số các Festival của Nga - được đưa vào Danh mục các diễn đàn âm nhạc hay nhất thế giới, do tạp chí Gaudeamus uy tín tổng hợp. Năm 2005 Festival đã được trao Giải thưởng của Chính phủ Nga. Từ năm 2014, Festival Á- Âu đã được tổ chức tại Việt Nam do Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức.
T.N (HNS)
Nhận xét
Đăng nhận xét